Sau đây là bảng lỗi máy lạnh và cách khắc phục của máy lạnh: Daikin, Panasonic, LG, Toshiba, Mitshubishi, Samsung, Casper,…
XEM NHANH NỘI DUNG
1. Cách kiểm tra bảng lỗi máy lạnh bằng Remote máy lạnh DaiKin
Khi sử dụng máy xuất hiện hiện tượng đèn máy báo liên tục, nguồn gió thổi không ổn định. Bạn có thể dễ dàng nhận biết máy lạnh đang gặp sự cố gì ngay trên chiếc điều khiển thông minh bằng cách hướng điều khiển về phía dàn lạnh rồi dùng tay nhấn vào nút Cancel trong vòng 5 giây, điều khiển sẽ hiển thị mã lỗi trên màn hình kèm theo tín hiệu nhấp nháy.
Sau đó, màn hình của điều khiển sẽ hiển thị “00” – mã hiển thị mặc định trong chương trình Test Lỗi.
Tiếp tục ấn nút Cancel từng nhịp một (không giữ) để chuyển qua các mã lỗi cho đến khi nghe tiếng “Bíp” thì dừng lại.
Tại đây, mã lỗi hiển thị trên màn hình của điều khiển chính là bảng lỗi chuẩn mà hệ thống đang mắc phải.
Sau khi nhận ra lỗi máy lạnh Daikin đang gặp phải, bạn hãy tìm cách sửa chữa và khắc phục phù hợp.
1.1.Bảng lỗi máy lạnh Daikin
Mã lỗi dàn nóng
Bảng lỗi dàn lạnh
Bảng lỗi Hệ thống
2. Hướng dẫn kiểm tra bảng lỗi điều hòa Panasonic inverter bằng remote
- Bước 1: Nhấn và giữ nút CHECK trong khoảng 5s cho đến màn hình hiện dấu “- -”
- Bước 2: Đưa remote về phía điều hòa và nhấn giữ nút TIMER. Mỗi lần nhấn nút, màn hình sẽ xuất hiện tuần tự mã lỗi và đèn báo POWER trên máy sẽ chớp nháy một lần để xác nhận tín hiệu.
- Bước 3: Khi đèn báo POWER sáng lên và điều hóa phát ra tiếng bíp liên tục khoảng 4s, mã lỗi đang xuất hiện trên màn hình chính là mã lỗi mà điều hòa đang gặp phải.
- Bước 4: Để tắt chế độ truy vấn lỗi bạn nhấn giữ nút CHECK trong 5s, hoặc nó sẽ kết thúc sau 20s nếu không thực hiện thêm bất kỳ thao tác nào.
- Bước 5: Xóa lỗi tạm thời trên điều hòa bằng việc ngắt nguồn cung cấp hoặc là nhấn nút AC RESET) và tiếp theo cho điều hòa hoạt động để kiểm tra xem có xuất hiện lỗi lại không.
2.1 Bảng lỗi máy lạnh Panasonic inverter – Lỗi H
- 00H:Không có phát hiện bất thường
- 11H: Lỗi đường dữ liệu giữa dàn nóng-lạnh. (Thường gọi là lỗi H11 với điều hòa Panasonic nội địa)
- 12H: Lỗi chênh lệch công suất giữa dàn nóng-lạnh
- 14H: Lỗi cảm biến nhiệt độ phòng
- 15H: Lỗi cảm biến nhiệt máy nén
- 16H: Dòng điện tải máy nén quá thấp
- 19H: Lỗi quạt khối trong nhà
- 23H:Lỗi cảm biến nhiệt độ giàn lạnh
- 25H: Lỗi mạch e-ion
- 27H:Lỗi cảm biến nhiệt ngoài trời
- 28H: Lỗi cảm biến nhiệt dàn nóng
- 30H: Lỗi cảm biến nhiệt ống ra của máy nén
- 33H: Lỗi kết nối khối trong và ngoài
- 38H: Lỗi khối trong-ngoài không đồng bộ
- 58H: Lỗi bo mạch PATROL
- 59H: Lỗi bo mạch ECO PATROL
- 97H: Lỗi quạt dàn nóng
- 97H: Nhiệt độ dàn lạnh quá cao (chế độ sưởi ấm)
- 99H: Nhiệt độ giàn lạnh quá thấp (đóng băng)
2.2 Bảng lỗi máy lạnh Panasonic – Lỗi F
- 11F: Lỗi chuyển đổi chế độ sưởi ấm/làm lạnh
- 90F:Lỗi mạch Bost tăng áp suất cho khối công suất ĐK máy nén
- 91F: Lỗi dòng tải máy nén quá thấp
- 93F:Lỗi tốc độ quay máy nén
- 95F: Nhiệt dàn nóng quá cao
- 96F: Quá nhiệt bộ transistor công suất máy nén (IPM)
- 97F:Nhiệt độ máy nén quá cao
- 98F:Dòng tải máy nén quá cao
- 99F: Xung DC ra máy nén cao
2.3 Bảng lỗi máy lạnh Panasonic nội địa Nhật
- E2:Là tín hiệu thông báo mức thoát nước (trong nhà) đang bất thường. Lỗi cảm biến thoát nước, mạch, bơm thoát nước, khe hở trong nhà
- E3: Lỗi cảm biến nhiệt trong phòng
- E4: Lỗi cảm biến ống trong nhà
- E5: Lỗi do điều khiển từ xa
- E6: Lỗi dây truyền tín hiệu giữa dàn nóng-lạnh
- E9: Louver bất thường, liên quan đến hướng gió, động cơ ổ địa chuyển đổi
- E10: Lỗi cảm biến bức xạ
- E11: Độ ẩm trong phòng tăng/giảm bất thường
- E13: Lỗi dòng, điện áp, pha mở, contactor, máy nén, điện từ, khiếm khuyết chất nền
- E15: Lỗi bất thường của cắt giảm áp lực cao. Bộ trao đổi nhiệt bị thổi, tắc, chất nền bị khiếm khuyết
- E16: Bất thường của ngăn ngừa mất giai đoạn. Điện áp cung cấp điện, phá hiện giai đoạn mở, khiếm khuyết bảng ngoài trời
- E17:Lỗi cảm biến nhiệt bên ngoài
- E18: Lỗi cảm biến ống ngoài trời. Cảm biến nhiệt ngoài trời có khe hở
3. Cách check bảng lỗi trên điều hòa LG Inverter
– Điều hòa LG Inverter có thể chia thành 2 loại, một loại có màn hình hiển thị LED và loại còn lại thì không. Cách báo lỗi của 2 loại này cũng khác nhau.
+ Điều hòa LG Inverter có màn hình hiển thị LED: Bạn có kiểm tra mã lỗi điều hòa này rất đơn giản bằng cách nhìn lên màn hình hiển thị khi máy lạnh có bất cứ dấu hiệu bất thường nào sẽ báo lỗi ngay trên màn hình.
+ Điều hòa LG Inverter không có màn hình LED: Khi đó không có mã lỗi điều hòa LG mà sẽ hiển thị mà thông qua đèn báo. Khi máy lạnh sẽ báo lỗi bằng cách nhấp nháy đèn. Cách test lỗi điều hòa LG rất đơn giản chính là đếm số lần nhấp nháy đèn để ứng với bảng mã lỗi máy lạnh LG. Ví dụ đèn nháy 1 lần, 2 lần hay 3 lần sẽ ứng với mã lõi CH01 hay CH03.
1 comments for "Bảng Lỗi Máy Lạnh Và Cách Khắc Phục"
Comments are closed.